Nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức CT-XH, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân ngày càng được nâng lên. Thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Việc thực hiện dân chủ ở xã, phường tiếp tục được phát huy, nhất là đã chú trọng công khai những nội dung Nhân dân biết, như: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động tài chính; các dự án, công trình đầu tư trên địa bàn; kế hoạch thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn; chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình vay vốn phát triển sản xuất, giảm nghèo; mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền địa phương trực tiếp thu,.... Tạo điều kiện để Nhân dân bàn, quyết định; Nhân dân tham gia ý kiến; Nhân dân kiểm tra, giám sát theo quy định.
Công tác quản lý, điều hành, cải cách hành chính tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, dịch vụ công trực tuyến được triển khai thực hiện đồng bộ, qua đó đã tiết kiệm thời gian đi lại cũng như chi phí của người dân. Năm 2024, đã tiếp nhận 5.841/7.932 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 73,6%. Công tác tiếp công dân, đối thoại, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền được thực hiện tốt. Trong năm, Bí thư các cấp ủy trong thành phố đã tổ chức 83 buổi đối thoại chuyên đề và đối thoại với Nhân dân. Qua các buổi đối thoại nhiều vấn đề Nhân dân phản ánh, kiến nghị được đồng chí Bí thư cấp ủy lắng nghe, trao đổi, chỉ đạo cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết và kiến nghị giải quyết được Nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận và các tổ chức CT-XH ngày càng được phát huy. Ủy ban Mặt trận TQVN các cấp trong thành phố đã phối hợp tổ chức tốt 02 hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, 24 hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh; 44 hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thành phố và 01 hội nghị tiếp xúc chuyên đề của tổ đại biểu HĐND tỉnh. Qua đó, các ý kiến, kiến nghị của người dân đã được phản ánh đầy đủ, trung thực, kịp thời đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết. Phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp của Nhân dân thông qua Ban TTND, Ban Giám sát ĐTCĐ, Tổ hòa giải ở cơ sở hoạt động khá hiệu quả. Trong năm, Ban Giám sát ĐTCĐ đã tổ chức 74 cuộc giám sát; Ban TTND tổ chức 23 cuộc giám sát về: công tác vệ sinh môi trường, chế độ chính sách, quản lý đất đai, đầu tư công...
Qua thực hiện QCDC đã tác động tích cực đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH; bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức CT-XH tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở một cách đồng bộ, đi vào chiều sâu, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân. Gắn thực hiện QCDC cơ sở với thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Hai là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong thực hiện QCDC. Thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân, đối thoại, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, công chức thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan, đơn vị; đồng thời xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm tư tưởng, đạo đức lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Ba là, nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, mở rộng dân chủ trực tiếp. Đổi mới hình thức và thực hiện nghiêm túc việc lấy ý kiến Nhân dân trong triển khai các chương trình, dự án phát triển KT-XH. Tạo điều kiện để Nhân dân phát huy dân chủ trong việc tham gia vào các chủ trương, chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích để hạn chế đơn khiếu kiện vượt cấp. Chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bốn là, Mặt trận và các tổ chức CT-XH tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng sâu sát cơ sở, phát huy tốt vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến trong đoàn viên, hội viên và nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động giám sát, phản biện, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân; chất lượng hoạt động của Ban TTND, Ban Giám sát ĐTCĐ, Tổ hòa giải ở cơ sở.
Năm là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở các cấp. Nâng cao chất lượng tham mưu cho cấp ủy; phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở.
BBT